Những người khốn khổ là bộ truyện lớn nhất và cũng là tác phẩm có giá trị nhất trong sự nghiệp văn chương của đại văn hào Pháp Victor Hugo. Ông suy nghĩ về tác phẩm này và viết nó trong gần ba mươi năm. Sau khi hoàn thành bộ tiểu thuyết, Victor Hugo đã nói: “Quyển truyện này là một trái núi”. “Một trái núi”, không những vì số trang của bộ tiểu thuyết và những vấn đề to lớn mà nó bàn tới, mà chính là vì Những người khốn khổ thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, ca ngợi đạo đức cao cả của nhân dân lao động, ca ngợi tự do, dân chủ, chống lại cường quyền áp bức, bóc lột.
Đó là lòng thương cảm đối với những con người bị xã hội chà đạp, lòng tin vào tâm hồn cao thượng của họ. Jean Valjean bị xã hội tư sản bóp nghẹt, chăng lưới bao vây, lùng bắt, cho đến chết vẫn sống một cuộc sống hi sinh cao quý vì những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Fantine bị xã hội đạp xuống, vẫn là một tâm hồn thanh cao, là một tấm gương sáng của tình mẹ con. Gavroche là một đứa trẻ bị vứt bên lề đường Paris, vẫn là một tâm hồn thơ ngây, yêu đời, dũng cảm và nghĩa hiệp.
Những người khốn khổ là bức tranh của cả một xã hội rộng lớn. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX.
Trích dẫn sách Những Người Khốn Khổ
“Khi pháp luật và phong hóa còn đày đọa con người, còn dựng nên những địa ngục giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm, chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi, và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đói khổ còn tồn tại, thì những cuốn sách như loại này còn có thể có ích.”
“Khi pháp luật và phong hóa còn đày đọa con người, còn dựng nên những địa ngục giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm, chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi, và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đói khổ còn tồn tại, thì những cuốn sách như loại này còn có thể có ích.”
Thông tin về tác giả Victor Hugo
Victor Hugo Sinh (1802 – 1885) là tượng đài văn học Pháp thế kỷ XIX, đa tài trên nhiều lĩnh vực từ thơ, kịch nghệ đến tiểu thuyết. Tài hoa của ông hiển lộ từ sớm, ở độ mười bốn đã bắt đầu làm thơ và đến năm hai mươi đã có tên tuổi trên văn đàn nước Pháp. Với ngòi bút sắc sảo, ông luôn tích cực đấu tranh cho quyền lợi của tầng lớp bị áp bức, qua những tác phẩm tiêu biểu như Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), Những người khốn khổ (1862)…
Ông còn tham gia vào chính trị và luôn giữ lập trường bênh vực những người dân nghèo, đến nỗi rơi vào hoàn cảnh phải sống lưu vong nhiều năm ở nước ngoài, đến độ tuổi “thất thập cổ lai hy” mới được quay về Pháp. Năm 1885, Victor Hugo qua đời vì sung huyết phổi, di hài được đưa vào điện Panthéon, khép lại một cuộc đời thăng trầm của cây bút đã góp phần định hình nên nền văn học Pháp và thế giới.
Bản thân Những người khốn khổ có rất nhiều câu chuyện, nhân vật với những cuộc đời khác nhau, nhưng sợi dây nối những mảnh đời riêng biệt này lại là câu chuyện về Jean Valjean, người cựu tù khổ sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Sau 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho con của người chị gái, người nông dân Jean Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho anh là Giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của Giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại được ông Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Khi chia tay, vị Giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người.
Tám năm sau, Valjean, nay mang tên ông Madeleine, đã trở thành một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống, Valjean phải mang tên giả để tránh sự phát hiện của thanh tra Javert vẫn đang truy tìm ông ráo riết. Tuy nhiên số phận buộc Valjean phải để lộ danh tính của mình khi một người đàn ông khác bị nhầm là Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa. Cùng lúc này, Valjean gặp Fantine, một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng của ông và buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette, em đang phải sống với gia đình nhà Thénardier độc ác. Trước khi Fantine chết, Valjean hứa với cô sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán trọ Thénardier để giải phóng cho Cosette và cùng em chạy trốn lên Paris khỏi sự truy đuổi của Javert. Ở Paris, hai người trú trong một nhà tu kín mà Javert không được quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của viên thanh tra.
Chín năm sau sau cái chết của tướng Lamarque, người duy nhất trong giới lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp lao động, nhóm sinh viên đứng đầu là Enjolras tức giận với chế độ đã chuẩn bị cho một cuộc cách mạng vào đêm mùng 5, rạng sáng mùng 6 tháng 6 năm 1832. Cuộc cách mạng cũng có sự tham gia của những người nghèo khổ, trong đó có cậu bé lang thang Gavroche. Một trong những người tham gia cách mạng là Marius Pontmercy, một sinh viên bị gia đình xa lánh vì quan điểm tự do của mình, anh đã đem lòng yêu Cosette, bây giờ đã trở thành một thiếu nữ hết sức xinh đẹp. Gia đình nhà Thénardier cũng đã chuyển tới Paris, trở thành những kẻ lang thang trộm cắp, sau khi thỏa thuận với Javert về việc giao nộp Valjean cho hắn, bọn họ đã tìm cách đột nhập nhà của Valjean trong khi Marius đang đến thăm Cosette. Tuy nhiên con gái của Thénardier là Éponine cũng đã đem lòng yêu chàng sinh viên và cô đã thuyết phục bọn họ rời khỏi đó.
Ngày hôm sau cuộc cách mạng nổ ra, những sinh viên bắt đầu dựng chiến lũy trên những con phố hẹp ở Paris. Javert đã trà trộn vào hàng ngũ sinh viên nhưng bị Gavroche phát hiện và Enjolras đã bắt giữ hắn. Khi biết người yêu của Cosette cũng tham gia nổi dậy, Valjean đã gia nhập với họ, bởi vì ông muốn bảo vệ Marius. Ông đã xin Enjolras thả Javert. Éponine cũng đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa để bảo vệ Marius và cô đã chết hạnh phúc trên tay Marius sau khi hứng một viên đạn thay anh. Trong trận chiến tiếp theo, Valjean cứu sống Javert khỏi tay những người sinh viên và để viên thanh tra đi. Ông cũng cứu được Marius khi đó đã bị thương, nhưng tất cả những người khác, kể cả Enjolras và Gavroche đều đã bị giết. Valjean vác theo Marius chạy trốn theo những đường cống ngầm ở Paris, khi ra đến miệng cống ông chạm trán Javert, ông cố gắng thuyết phục Javert cho mình thời gian để trả Marius về gia đình của anh. Javert đồng ý đề nghị của Jean và nhận ra rằng ông ta đang bị kẹt giữa niềm tin vào luật pháp và niềm tin vào lòng tốt của con người mà Valjean đã cho viên thanh tra thấy, Javert cũng hiểu rằng ông không bao giờ có thể nộp Valjean cho chính quyền được nữa. Không thể chịu đựng nổi tình trạng khó xử này, Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn.
Marius và Cosette cưới nhau. Trước lễ cưới, Valjean đã kể hết cho Marius về quá khứ của mình. Ông quyết định bỏ đi mà không hề cho Cosette hay biết. Trong lễ cưới, vợ chồng Thénardier cải trang và trà trộn thành những người quý tộc để trộm cắp. Tuy nhiên, bọn họ bị Marius phát hiện và yêu cầu rời khỏi lễ cưới. Gia đình Thénardier vô tình tiết lộ về việc Valjean đang “ở ẩn” trong một thánh đường và yêu cầu Marius phải cho chúng một khoản tiền nếu muốn việc này không đến tai cảnh sát. Mãi sau đó khi Valjean đã hấp hối, Marius mới nhận ra được lòng tốt của ông và chạy đến nhà Valjean cùng Cosette. Valjean chỉ còn kịp tiết lộ cho hai người về quá khứ của mình và rằng ông chỉ là người cha nuôi của Cosette trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Ông cũng đã có niềm hạnh phúc khi ở bên là đứa con gái nuôi yêu quý và con rể. Ông nói với họ rằng ông rất yêu quý họ, sau đó Valjean qua đời.
Nhân vật
- Jean Valjean (hay ông Madeleine): Một anh thanh niên nghèo phải ăn cắp bánh mỳ về cho gia đình đang chết đói. Anh bị kết án khổ sai và chỉ được thả sau 19 năm ngồi tù nhưng phải mang giấy thông hành màu vàng của người đã từng có tiền án. Cuộc đời Valjean thay đổi sau khi gặp Giám mục Myriel, anh hủy giấy thông hành và quyết định làm lại cuộc đời. Valjean có người con gái nuôi là Cosette.
- Giám mục Myriel (hay đức cha Bienvenue): Một giám mục già tốt bụng, người đã giúp cho Valjean nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc đời và làm lại nó.
- Javert: Viên thanh tra cảnh sát bị ám ảnh bởi việc phải bắt Valjean cho bằng được nhưng luôn vồ hụt con mồi. Song, khi Valjean cuối cùng cũng có cơ hội giết Javert thì lại thả hắn ra, đồng ý để hắn ta trốn thoát. Javert không chịu nổi việc một kẻ phạm tội lại làm ơn với mình và bản thân lại thả tên tội phạm đã truy lùng bấy lâu, Javert tự tử.
- Fantine: Công nhân trong công xưởng của ông Madeleine nhưng bị đốc công đuổi việc một cách vô lý. Cô phải hành nghề mại dâm, bán răng, bán tóc để có tiền nuôi con gái Cosette. Cuối cùng Fantine chết vì bệnh lao mà chưa kịp nhìn thấy mặt con.
- Éponine: Con gái của Thenardier. Cô yêu Marius say đắm. Sau khi chuyển một bức thư của Marius cho Cosette, cô bị bắn chết. Trong vở nhạc kịch, Eponine là người đã đưa Jean Valjean lên thiên đường.
- Cosette: Con gái của Fantine, cô được Jean Valjean nuôi dưỡng sau khi mẹ chết. Cô yêu Marius Pontmercy và cưới anh ở cuối tiểu thuyết.
- Marius Pontmercy: Anh sinh viên tham gia khởi nghĩa, người yêu và sau đó là chồng của Cosette.
- Vợ chồng nhà Thénardier: Gia đình chủ quán trọ độc ác, nơi Cosette sống khi còn nhỏ.
- Gavroche: Con trai của Thénardier, tham gia và chết trong cuộc khởi nghĩa ngày 5 tháng 6 năm 1832.
- Enjolras: Lãnh đạo của nhóm “Những người bạn của ABC” (“Những người bạn của nông dân”), một nhóm sinh viên phản đối chế độ chuyên chế của nhà Bourbon, tham gia cuộc khởi nghĩa ngày 5 tháng 6 năm 1832.
BỘ TIỂU THUYẾT “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ” – BẢN HÙNG CA VĨ ĐẠI VỀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI
Vở diễn cũng được quốc tế hóa về mặt diễn viên khi có sự góp mặt của các diễn viên nước ngoài trong Dàn hợp xướng quốc tế Hanoi Voices. Âm nhạc của Những người khốn khổ sẽ được chơi live, do Dàn nhạc giao hưởng VNOB thực hiện. Phục trang của vở diễn do Ekip thiết kế Ellie Vũ và Huyengin.Poesy thực hiện.
Để tìm mua cuốn tiểu thuyết Đồi Gió Hú, bạn có thể đến trực tiếp các hiệu sách hoặc tham khảo mua hàng online nhanh chóng qua Tiki. Đặc biệt, sàn thương mại điện tử Tiki hiện đang có rất nhiều mã khuyến mãi đến từ ví điện tử ZaloPay. Vậy nên, hãy nhanh tayngay hôm nay để không bỏ lỡ bất kỳ chương trình ưu đãi nào nhé.
Trả lời