“Tôi tới làng Comala vì người ta bảo rằng cha tôi, một Pedro Páramo nào đó, đã từng sống ở đây. Chính mẹ tôi bảo vậy. Tôi đã hứa với bà rằng khi nào bà qua đời tôi sẽ tới thăm ông ta. Tôi nắm lấy tay bà trong cử chỉ hàm chứa lời hứa; bởi vì bà yếu lắm rồi, bà sắp tắt thở, còn tôi sẵn sàng hứa làm tất cả.” Đọc những câu mở đầu Pedro Páramo của Juan Rulfo, tương tự như phần mở đầu trong cuốn truyện vừa Michael Kohlhaas của Kleist và tiểu thuyết Hành khúc Radetzky của Joseph Roth, ta biết mình đang nằm trong tay một bậc thầy kể chuyện. Những câu văn này, với một sự chính xác và mạch lạc đầy mê hoặc kéo người đọc bước vào cuốn sách, gợi lên cái vẻ của một câu chuyện đã được kể lại, đã được đánh bóng, giống như đoạn đầu một truyện cổ tích.
Nhưng đoạn mở đầu sáng sủa, rõ ràng này chỉ là nước đi đầu tiên của cuốn sách. Trên thực tế, Pedro Páramo là một tác phẩm phức tạp hơn nhiều so với cái ta có thể hình dung từ những câu đầu tiên. Tiền đề của nó – một người mẹ qua đời cử con mình đi ra thế giới, cuộc tìm kiếm người cha của đứa con trai – biến đổi thành một hành trình trong địa ngục qua nhiều giọng kể. Câu chuyện diễn ra ở hai thế giới: Comala của hiện tại, mà Juan Preciado, nhân vật “tôi” trong những câu đầu tiên, đang đi đến; và Comala của quá khứ, ngôi làng trong ký ức người mẹ và tuổi trẻ của Pedro Páramo. Tác phẩm đổi đi đổi lại giữa giọng kể ngôi thứ nhất và thứ ba, giữa hiện tại và quá khứ. (Những câu chuyện lớn không chỉ được kể bằng thì quá khứ, chúng kể về quá khứ.) Comala quá khứ là ngôi làng của người sống. Comala hiện tại là chỗ của cái chết, và những cuộc gặp gỡ sẽ đến với Juan Preciado khi cậu ta đến được Comala đều là với các bóng ma. Páramo trong tiếng Tây Ban Nha chỉ một vùng đất bỏ hoang, cằn cỗi. Không chỉ mình người cha cậu tìm kiếm đã chết, mà tất cả mọi người trong làng đều đã qua đời. Chết rồi, họ không còn gì để bộc lộ ngoại trừ những gì là cốt yếu.
“Cuộc đời tôi mang theo rất nhiều im lặng,” Rulfo từng nói. “Cả trong văn của tôi cũng vậy.”
Rulfo nói ông đã mang theo Pedro Páramo bên trong mình trong nhiều năm trời rồi mới biết phải viết nó thế nào. Đúng hơn, ông viết ra hàng trăm trang để rồi vứt đi – ông từng gọi tiểu thuyết là một bài tập lược bỏ. “Việc viết các truyện ngắn đã rèn giũa cho tôi,” ông nói, “và làm tôi thấy được sự cần thiết của việc biến mất và để cho các nhân vật tự do muốn nói gì thì nói, khiến cho tác phẩm xem ra thì thiếu cấu trúc. Nhưng trong Pedro Páramo có cấu trúc, một cấu trúc đi ra từ im lặng, những manh mối lơ lửng, những cảnh bị cắt đi, nơi mọi thứ diễn ra trong một thời gian đồng thời, tức là phi-thời gian.”
Pedro Páramo là một tác phẩm huyền thoại được viết bởi một nhà văn cũng đã trở thành huyền thoại trong thời ông sống. Ông sinh năm 1918, tại một ngôi làng ở Jalisco, chuyển lên thủ đô Mexico năm mười lăm tuổi, học luật tại trường đại học rồi bắt đầu viết, nhưng không xuất bản, vào cuối thập niên 30. Các truyện ngắn đầu tiên của ông được đăng trên tạp chí vào thập niên 40 và đến năm 1953 thì một tập truyện ngắn được xuất bản với tên gọi El llano en llamas (tạm dịch: Bình nguyên trong lửa). Hai năm sau đấy, Pedro Páramo xuất hiện. Hai cuốn sách đã xác lập vị thế của ông trong văn học Mexico, một giọng văn nguyên bản chưa từng có. Lặng lẽ (hay ít nói), nhã nhặn, tỉ mỉ, uyên bác, và tuyệt không hề có những sự vờ vĩnh, Rulfo là kiểu một con người vô hình kiếm sống bằng những cách thức hoàn toàn không liên quan gì đến văn chương (nhiều năm trời ông làm nghề bán lốp xe), một người có vợ và con cái, và cả đời ông, các buổi tối đa phần được dành cho việc đọc và nghe nhạc. Ông cũng cực kỳ nổi tiếng, được tôn sùng bởi các bạn viết. Rất ít nhà văn cho ra đời các tác phẩm đầu tay khi đã ngoài bốn mươi, càng hi hữu hơn khi các tác phẩm này ngay lập tức được công nhận là tuyệt tác. Và thậm chí còn hi hữu hơn nữa khi một nhà văn thành công như vậy lại không viết thêm một cuốn sách nào. Trong nhiều năm, một cuốn tiểu thuyết của Rulfo có tên gọi La Cordillera được nhà xuất bản của ông hứa hẹn là sắp in, bắt đầu từ cuối thập niên 60 – rồi được tác giả tuyên bố là đã tiêu huỷ nó, một vài năm trước khi ông qua đời năm 1986.
Ai nấy đều hỏi Rulfo tại sao ông không in thêm tác phẩm nào nữa, như thể mục đích cuộc đời một nhà văn là cứ thế viết tiếp và xuất bản tiếp. Nhưng thực ra mục đích cuộc đời một nhà văn là viết ra một tác phẩm lớn – một cuốn sách sẽ trường tồn – và đó là việc Rulfo đã làm được. Không cuốn sách nào đáng đọc một lần nếu nó không đáng đọc đi đọc lại nhiều lần. García Márquez từng nói sau khi ông phát hiện được Pedro Páramo (và Hoá thân của Kafka, những tác phẩm được đọc quan trọng nhất trong những năm đầu ông cầm bút), ông có thể đọc thuộc lòng từng đoạn dài và sau cùng là biết rõ từng trang từng trang một, ông đã ngưỡng mộ và muốn được thấm đẫm nó đến như vậy.
Cuốn tiểu thuyết của Rulfo không chỉ là một trong những tuyệt tác của văn học thế giới thế kỷ hai mươi mà còn là tác phẩm đem lại nhiều ảnh hưởng nhất; quả vậy, thật khó mà phóng đại tác động của nó đến văn học Tây Ban Nha bốn mươi năm qua. Pedro Páramo là một tác phẩm kinh điển của kinh điển. Một cuốn sách mà dường như khi nhìn lại, ta thấy nó không thể không được viết. Một cuốn sách đã tác động mạnh mẽ đến bộ mặt của văn chương và vẫn tiếp tục âm vang trong các tác phẩm khác. Bản dịch của Margaret Jill Costa, hiện thực hoá lời tôi hứa với Juan Rulfo khi chúng tôi gặp nhau ở Buenos Aires một thời gian ngắn trước khi ông qua đời, rằng Pedro Páramo sẽ có một bản dịch tiếng Anh đầy đủ và chính xác, là một sự kiện văn học quan trọng.Sách này để đầu tiên. Vì sách của tác giả Việt Nam, viết cực kỳ đơn giản dễ hiểu, và có nhiều lời khuyên bổ ích trong hành trình tự học. Bạn trẻ muốn phát triển bản thân mà không biết bắt đầu từ đâu thì nên đọc quyển này. Nếu sau khi đọc quyển này thấy hứng thú thì có thể đọc tiếp các tác phẩm khác của cùng tác giả như Óc sáng suốt, Thuật tư tưởng.
2. Rèn nghị lực để lập thân – Nguyễn Hiến Lê
Sách này cũng tương tự, dễ đọc, tạo động lực để người trẻ phát triển bản thân. Mình ít đọc sách của các tác giả người Việt, nhưng đọc xong các tác phẩm này rồi mới thấy khâm phục các học giả Việt Nam thời trước. Họ thông làu điển tích Nho giáo Đạo giáo phương Đông, mà văn hóa và tinh hoa phương Tây cũng tường tận. Ngẫm lại mình bây giờ mới thấy phải cúi đầu hổ thẹn vì có bao nhiêu điều kiện để tự học mà vẫn còn quá yếu kém.
3/ Chiến binh cầu vồng – Andrea Hirata
Sách viết hay và thơ mộng, như một quyển tự truyện của tác giả. Đọc sách này để thấy cuộc sống rồi sẽ vùi dập quăng quật con người khi họ trưởng thành như thế nào, và tự học, tri thức là một cách để thoát khỏi kết cục buồn thảm. Gấp quyển sách lại, điều còn đọng lại hình ảnh cậu bé Lintang gầy gò đạp xe đạp suốt quãng đường mấy chục cây số lúc trời mờ sáng, băng qua rừng rậm ma quỷ, băng qua những đầm lầy đầy cá sấu, vượt lên cái đói, cái nghèo để đi học.
4/ Khuyến học – Fukuzawa Yukichi
Kinh điển của kinh điển. Sách nên có trong tủ sách của bất kỳ người tự học nào. Đọc để biết vì sao nước Nhật lại giàu mạnh như hiện nay. Đọc để biết học tập là trách nhiệm của mỗi người, đối với bản thân, cộng đồng, và đất nước. Đọc để biết được những sai lầm, ấu trĩ mình sẽ có thể vô tình mắc phải khi trưởng thành, làm việc và sinh sống.
5/ Cuộc đời của Pi – Yann Martel
Quá nổi tiếng. Quyển này định hình quan điểm tôn giáo của mình. Rất thích hợp cho những người trẻ tò mò về tôn giáo.
6/ Nếu tôi biết được lúc còn 20 – Tina Seelig
Có nhiều lời khuyên cho người trẻ trong việc định hướng nghề nghiệp, tìm con đường cho mình để đi lên trong cuộc sống. Nhưng quyển này phải có một tí trải nghiệm rồi thì đọc mới thấy thấm, vì lúc đó mình sẽ biết những gì được nói trong sách là đúng. Còn lúc chưa biết gì đọc sẽ thấy hơi lờ mờ.
7/ Suối nguồn – Ayn Rand
Cũng thuộc hàng kinh điển. Nói về những lựa chọn cuộc sống mà người trẻ thường băn khoăn, đam mê hay tiền bạc, tiếng nói của riêng mình và định kiến xã hội.
8/ Đối thoại với Thượng đế – Neale Donald Walsch Sách này giúp mình rất nhiều trong việc bồi đắp đời sống tinh thần.
Khi đọc xong cuốn sách, tôi mới hiểu vì sao cuốn sách lại có thể nằm trong danh sách best-seller của tờ The New York Times suốt 137 tuần. Tôi tự nhủ rằng: “Nếu nói rằng đây là cuốn Kinh Thánh cho Thời Đại Mới (New Age) thì cũng không quá.” Trao đổi với tôi qua email, dịch giả Nguyễn Trung Kỳ – người đã chuyển ngữ trôi chảy tuyệt vời tác phẩm này chia sẻ: “tôi hy vọng bạn sẽ đọc cuốn sách nhiều lần để cảm nghiệm được sức mạnh giải phóng của nó.” Nghe lời anh, tôi đã kiên nhẫn đọc đi đọc lại nhiều lần từng đoạn một, từng chương một. Càng đọc, tôi càng thấy rằng mình không thể đọc nhanh nếu như không muốn bỏ sót hay cảm nhận vẻ đẹp hết của những viên ngọc tri thức trong tác phẩm.
9/ Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Murakami Haruki
Liệu có gì chung giữa viết văn và chạy bộ? Có, Haruki Murakami trả lời, giản dị, tự tin, bằng hành động viết và bằng cuộc sống của chính mình. Nhà văn Nhật Bản nổi tiếng, tác giả Rừng Na Uy, Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển … bên cạnh khả năng viết xuất chúng còn là một người chạy bộ cừ khôi. Trong cuốn sách nhỏ mà thú vị này, bằng giọng văn lôi cuốn, thoải mái nhưng đầy sức mạnh, Murakami kể về quá trình tham gia môn chạy bộ cùng những suy tưởng của ông về ý nghĩa của chạy bộ, và rộng hơn nữa, của vận động cơ thể – sự tuân theo một kỷ luật khắt khe về phương diện thể xác – đối với hoạt động chuyên môn của ông trong tư cách nhà văn. Những nghiền ngẫm của Murakami về sự tương đồng giữa chạy – hành vi thể chất – và viết văn – hành vi tinh thần – thực sự quý báu với những người đọc quan tâm đến văn chương và bản chất của văn chương, đặc biệt người viết trẻ. Haruki Murakami, nhà văn Nhật Bản lừng danh, là tác giả nhiều tiểu thuyết thuộc hàng bán chạy nhất thế giới đồng thời nhận được sự đánh giá cao của giới phê bình nghiêm túc, “hàn lâm”. Nhiều tác phẩm của ông đã dịch ra tiếng Việt và được người đọc Việt Nam ưa thích, như Rừng Na Uy, Biên niên ký Chim vặn dây cót, Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời, Kafka bên bờ biển, Người tình Sputnik, Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới…
10/ Sáu người đi khắp thế gian – James Albert Michene
Họ là bốn người Mỹ, một cô gái Na Uy, một cô gái Anh. Chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Trung Đông, nạn phân biệt chủng tộc, đạo Hồi và những bóng ma của quá khứ đã xô đẩy họ trôi dạt tới thành phố mặt trời, để rồi, từ nơi đây, họ lại bắt đầu hành trình phiêu lưu mới đến với những đêm phương Nam Tây Ban Nha vò xé tâm can, những trận đấu bò rừng ngàn cân treo sợi tóc, những thành lũy Bồ Đào Nha thách thức thời gian, những rừng rậm châu Phi đầy ám ảnh, những bão táp cuộc đời và những tan vỡ trong lòng người… Không tìm bất cứ góc cạnh nào để ẩn náu, họ đã cùng nhau đối diện với cuộc đời trong cuộc Thập Tự Chinh kiếm tìm những giá trị mới…
Như một bách khoa thư kết hợp nhuần nhuyễn súng ống và hoa hồng, tình yêu và tình dục, tôn giáo và nghệ thuật, du hành và ma túy, những bản ballad say lòng và tiếng kêu thầm xé ruột, có thể nói Sáu người đi khắp thế gian là một cuốn tiểu thuyết độc nhất vô nhị không bao giờ cũ về cuộc sống…
11/ 7 thói quen cho người thành đạt – Stephen R. Covey
7 thói quen của người thành đạt là một cuốn sách về kinh doanh và tâm lý (self-help) của Stephen R. Covey, phát hành đầu tiên năm 1989.Covey trình bày một cách tiếp cận để hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu bằng cách sắp xếp chính mình phù hợp với những điều ông gọi là “nguyên lý” bao gồm các nguyên tắc đạo đức mà ông trình bày như là những giá trị phổ quát và vượt thời gian.
12/ Bàn về tự do – John Stuart Mill
Được John Stuart Mill viết năm 1859, Bàn Về Tự Do đã đề cập đến một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, đó là sự tự do cá nhân hay quyền của các cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng đồng và xã hội. Tuy tác giả không phải là triết gia đầu tiên trong lịch sử nêu lên ý tưởng về quyền tự do của con người nhưng ông là người đưa ra định nghĩa thuyết phục nhất cho quyền này.
Do vậy, Bàn Về Tự Do mau chóng trở nên nổi tiếng ngay sau lần xuất bản đầu tiên. Và, trong suốt gần 150 năm qua, nó đã là “bài nhập môn”, là cuốn sách gối đầu giường cho bất kỳ một người nào có quan tâm tới tư duy lý luận và tư tưởng phương Tây.
13/ Nhà giả kim – Paulo Coelho
Tất cả những trải nghiệm trong chuyến phiêu du theo đuổi vận mệnh của mình đã giúp Santiago thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa nhất của hạnh phúc, hòa hợp với vũ trụ và con người.
Tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho như một câu chuyện cổ tích giản dị, nhân ái, giàu chất thơ, thấm đẫm những minh triết huyền bí của phương Đông. Trong lần xuất bản đầu tiên tại Brazil vào năm 1988, sách chỉ bán được 900 bản. Nhưng, với số phận đặc biệt của cuốn sách dành cho toàn nhân loại, vượt ra ngoài biên giới quốc gia, Nhà giả kim đã làm rung động hàng triệu tâm hồn, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại, và có thể làm thay đổi cuộc đời người đọc.
“Nhưng nhà luyện kim đan không quan tâm mấy đến những điều ấy. Ông đã từng thấy nhiều người đến rồi đi, trong khi ốc đảo và sa mạc vẫn là ốc đảo và sa mạc. Ông đã thấy vua chúa và kẻ ăn xin đi qua biển cát này, cái biển cát thường xuyên thay hình đổi dạng vì gió thổi nhưng vẫn mãi mãi là biển cát mà ông đã biết từ thuở nhỏ. Tuy vậy, tự đáy lòng mình, ông không thể không cảm thấy vui trước hạnh phúc của mỗi người lữ khách, sau bao ngày chỉ có cát vàng với trời xanh nay được thấy chà là xanh tươi hiện ra trước mắt. ‘Có thể Thượng đế tạo ra sa mạc chỉ để cho con người biết quý trọng cây chà là,’ ông nghĩ.”
Như một bách khoa thư kết hợp nhuần nhuyễn súng ống và hoa hồng, tình yêu và tình dục, tôn giáo và nghệ thuật, du hành và ma túy, những bản ballad say lòng và tiếng kêu thầm xé ruột, có thể nói Sáu người đi khắp thế gian là một cuốn tiểu thuyết độc nhất vô nhị không bao giờ cũ về cuộc sống…
Trả lời