Đọc truyện Đồi gió hú – Cuốn tiểu thuyết về tình yêu sâu sắc và hoang dại

Đồi Gió Hú – cái tên từ lâu đã nằm trên kệ sách của những cuốn tiểu thuyết kinh điển. Tuy nhiên, với những ai đã từng đọc cuốn sách đầu tay – và duy nhất – của Emily Bronte, chắc hẳn chúng ta đều cảm thấy ức chế ở một mức độ nào đó. Ta ức chế, tức giận vì những nhân vật luôn có gì đó thật đáng ghét và tệ hại, cốt truyền nhuốm đậm màu sắc bi kịch, sự bạo lực và tàn nhẫn; và cũng phần nào, ta thấy sợ hãi, cô đơn vì Emily Bronte đã đưa ta bước vào một thế giới quá đỗi u tối, hiu quạnh, và… hoang dại.

Đúng vậy, là “hoang dại”. Có lẽ sẽ có người sau khi gấp lại trang sách của Đồi Gió Hú chỉ muốn quăng nó vào tường, cảm thấy tức tối và nghĩ rằng “Cuốn sách này làm mình thấy khó chịu quá!”. Nhưng nếu ta kiên nhẫn và nhìn sâu hơn một chút, có thể ta sẽ nhận ra rằng những cảm xúc phẫn nộ, bức bách, khó chịu ấy cũng chính là dấu ấn sâu đậm nhất mà cuốn sách đã để lại cho độc giả, và đó cũng chính là một thành công lớn của Emily Bronte. Bởi nhà văn tài năng nước Anh đã xây dựng nên một thế giới “siêu thực”, đầy rẫy những bất công, hận thù, bạo lực – một thế giới “hoang dại” ở cả ba khía cạnh: thiên nhiên, con người và cảm xúc.

Thế giới thiên nhiên

Khía cạnh hoang dại ấy đã được khơi gợi ngay từ tựa đề của cuốn sách: Đồi Gió Hú (Tựa gốc: Wuthering Heights). Đồi Gió Hú (Wuthering Heights) và Ấp Grange (Thrushcross Grange) đều được dựng nên giữa nền cảnh của một miền đất vắng vẻ, xa lạ, hoàn toàn tách biệt với cuộc sống xã hội sung túc và đông đúc. Giữa những ngọn đồi hoang vu, ngun ngút gió, chỉ có Wuthering Heights và Thrushcross Grange mà thôi.

Xuyên suốt cuốn sách, cảnh vật và thời tiết luôn là một yếu tố quan trọng. Ngày Lockwood phải trú chân tại Wuthering Heights là một ngày mưa bão. Không ít lần những cơn mưa nặng hạt, những trận bão, bão tuyết, những cơn gió nghi ngút đã được nhắc đến – chính thiên nhiên hung bạo, khốc liệt ấy đã tạo nên bầu không khí đầy hoang dại của cuốn sách và đồng thời gợi nên một thế giới hỗn loạn khác chứa đựng bên trong nó.

Thế giới con người

Được đặt giữa thiên nhiên hoang vu, tàn khốc như vậy, những nhân vật trong Đồi Gió Hú hiển nhiên cũng chẳng phải là những kẻ… dễ mến. Cuốn sách này không viết về những con người thuộc tầng lớp cao quý, những con người lịch sự, nhã nhặn, đáng yêu; thay vào đó, Bronte đã khắc họa nên những kẻ điên rồ, thiếu lý trí, đáng ghét và thoát ra khỏi khuôn mẫu của xã hội.

Ngoại cảnh mà tác giả đã dựng nên trong cuốn sách sẽ khiến ta phải cảm thấy cô đơn, bởi rõ ràng, nó vô cùng vắng vẻ và hiu quạnh. Những nhân vật trong cuốn cũng vậy, họ cô đơn, đau khổ và dù họ có hành xử điên rồ, thiếu phép tắc đến nhường nào, không một ai ở chốn hẻo lánh ấy có thể can thiệp, phản ánh và đưa họ trở về một quy phạm chuẩn mực hơn. Chính vì lẽ đó, họ được tự do sống thật với con người – với bản chất của mình.

Heathcliff – một kẻ lạnh lùng, nhưng không hề bí ẩn và quyến rũ (nếu có ai mong chờ điều đó), hắn ta là một kẻ bạo lực, tàn nhẫn luôn thoi thóp trong hận thù (và tình yêu). Sự độc ác của Heathcliff vượt ra mọi mô phạm đạo đức; một kẻ tham lam, đê tiện có thể dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản, để trả thù, hành hạ cả những con người vô tội với cuộc đời bất hạnh và đau khổ của hắn.

Catherine Earnshaw, niềm an ủi duy nhất của Heathcliff, một cô gái nổi loạn, điên rồ, quá nuông chiều, đòi hỏi và thiếu quyết đoán.

Edgar và Isabella Linton – những kẻ nhu nhược, mù quáng và yếu đuối.

Hindley Earnshaw không khác gì một tên nát rượu bạo lực, và con trai hắn, Hareton, tuy hiền lành, nhưng rất cục súc và thô lỗ.

Linton Heathcliff – con trai của Isabella và Heathcliff – một tên bệnh tật yếu đuối, nhu nhược và vô cùng ích kỷ.

Catherine Linton – con gái của Catherine Earnshaw và Edgar Linton – một cô gái cứng đầu, ngoan cố.

Dẫu họ không hoàn toàn đáng ghét và xấu xa, bởi ở một số nhân vật, họ vẫn là những người biết yêu thương, quan tâm và sẻ chia những những người thân yêu của mình. Nhưng với Đồi Gió Hú, những mặt tối, những khiếm khuyết trong nhân cách của họ không phải chỉ là những điểm xuyết hiển nhiên của một con người, mặt khác, Emily Bronte đã đặc biệt làm nổi bật những khía cạnh “khó ưa” của những nhân vật ấy, và điều đó đã trở thành điểm sáng của toàn bộ câu chuyện.

Bronte đã để những nhân vật của mình được giải phóng những yếu điểm, khiếm khuyết và những góc khuất tăm tối nhất của mình. Sự “hoang dại” trong tính cách ấy được bộc lộ một cách hoàn toàn tự do qua những lời nói, hành động thiếu lý trí; qua những mạch cảm xúc tuôn trào, không thể kiểm soát. Đó là lý do vì sao tác giả đã đặt họ vào một chốn hoang vu, tách biệt như vậy, bởi ở nơi ấy, không ai có thể can thiệp và tác động vào họ. Những hành động và hậu quả bi kịch mà những nhân vật này gây ra đều nằm ở chính họ chứ không một yếu tố khách quan nào khác. Những con người ấy dù đáng ghét và tệ hại, nhưng ẩn sâu trong tính cách của họ là những uất ức, những khổ đau, hận thù và cả sự cô đơn mà cuộc sống xung quanh họ đem lại. Qua đó, Emily đã rất thành công trong việc xây dựng nên những cá thể vô cùng phức tạp.

Thế giới cảm xúc

Dù là một cuốn tiểu thuyết (bi kịch) lãng mạn, thế giới cảm xúc chủ yếu của Đồi Gió Hú lại vô cùng bạo lực và mãnh liệt. Kể cả tình yêu giữa Catherine và Heathcliff cũng chẳng phải một cơn gió dịu dàng, ngọt ngào – cảm xúc giữa hai nhân vật luôn được đẩy đến cực đoan: đau đớn, hung bạo và chứa đựng cả hận thù.

Lòng hận thù vô tận của Heathcliff với gia đình Earnshaw và Linton là ngọn nguồn của rất nhiều bi kịch xảy ra trong câu chuyện. Sự tàn ác của hắn được thể hiện qua những lời nói thô lỗ, cộc cằn và hành động bạo lực dù đó là trẻ em hay phụ nữ.

Với nỗi bất công, mỗi điều bất như ý xảy ra trong Đồi Gió Hú, cảm xúc của nhân vật đều được khắc họa rất sinh động và mãnh liệt: tức giận, phẫn nộ, đau buồn. Chính dòng chảy cảm xúc dù u tối nhưng dày đặc và mạnh mẽ như sóng trào ấy đã khiến độc giả cảm thấy ức chế, khó chịu khi tiếp cận cuốn sách.

Phân tích bối cảnh và các yếu tố khác trong cuốn sách, từ bên ngoài – ngoại cảnh – cho đến bên trong – thế giới nội tâm của con người – ta nhận thấy rằng Đồi Gió Hú được xây dựng một cách vô cùng chặt chẽ và thống nhất. Có lẽ, tình yêu vượt ra khỏi sự sống của Heathcliff và Catherine không phải yếu tố duy nhất khiến Đồi Gió Hú trở thành một cuốn tiểu thuyết kinh điển, mà chính sự “hoang dại” trong mọi khía cạnh của cuốn sách đã khiến nó trở nên đặc biệt. Emily Bronte đã viết về những con người đầy phức tạp với chiều sâu tăm tối trong tâm hồn, ấy là những con người hoặc tàn nhẫn hoặc khổ đau, hoặc cả hai. Và điều đẹp đẽ nhất của Đồi Gió Hú không phải là tình yêu mãnh liệt giữa Heathcliff và Catherine, mà là cách những nhân vật được tự do giải phóng những tính cách, cảm xúc “nguyên thủy”, điên rồi và “hoang dại” nhất của mình. Bạo lực và u tối, đau khổ và giận dữ, chính sự cô độc của thế giới ấy đã khiến cuốn sách có vẻ gì đó thật… siêu thực; một thế giới hỗn loạn nhưng bất khả xâm phạm chỉ dành cho những người vốn dĩ đã thuộc về nó. Trong cuốn sách, dường như không ai có thể hiểu và bước chân vào thế giới ấy, đó là lý do vì sao ngài Lockwood – người thuê nhà của Heathcliff, ban đầu đã ngộ nhận rằng sự đơn độc này sẽ là một “thiên đường hoàn hảo”, và rằng Heathcliff là một người đàn ông kiệm lời, lạnh lùng nhưng sẽ là một người bạn lý tưởng, nhưng sau cùng, anh cũng lựa chọn phải rời đi.

Đồi Gió Hú, câu chuyện cổ điển về tình yêu ngang trái và tham vọng chiếm hữu, cuốn tiểu thuyết dữ dội và bí ẩn về Catherine Earnshaw, cô con gái nổi loạn của gia đình Earnshaw, với gã đàn ông thô ráp và điên rồ mà cha cô mang về nhà rồi đặt tên là Heathcliff, được trình diễn trên cái nền đồng truông, quả đồi nước Anh cô quạnh và đơn sơ không kém gì chính tình yêu của họ. Từ nhỏ đến lớn, sự gắn bó của họ ngày càng trở nên ám ảnh. Gia đình, địa vị xã hội, và cả số phận rắp tân chống lại họ, bản tính dữ dội và ghen tuông tột độ cũng huỷ diệt họ, vậy nên toàn bộ thời gian hai con người yêu nhau đó đã sống trong thù hận và tuyệt vọng, mà cái chết chỉ có ý nghĩa khởi đầu. Một khởi đầu mới để hai linh hồn mãnh liệt đó dược tự do tái ngộ, Khi những cơn gió hoang vắng và điên cuồng tràng về quanh các lâu đài trong Đồi gió hú… Thông qua mối tình giữa Cathy và Heathcliff, với bối cảnh là đồng quê Yorkshire hoang vu trống trải, Đồi gió hú đã tạo nên cả một thế giới riêng với xu hướng bỏ qua lề thói, vương tới thi ca cũng như tới những chiều sâu tăm tối của lòng người.

Tôi vừa trở về nhà sau chuyến đi thăm ông Heathcliff, vị chủ nhà và cũng là người láng giềng duy nhất rồi đây sẽ gây phiền phức cho tôi. Trên khắp Anh quốc này tôi khó lòng tìm được một nơi nương thân nào hẻo lánh hơn chốn này. Nơi đây hoàn toàn thích hợp với tôi, vì nguyện vọng duy nhất của tôi là được tránh gặp gỡ mọi người.

Ấn tượng đầu tiên của tôi về ông Heathcliff là: đây quả là người láng giềng lý tưởng trong cảnh sống biệt lập. ông không thể biết được tôi vui mừng ra sao khi thấy thái độ thiếu thân thiện của ông tạ Khi tôi thúc ngựa lại gần, ông ta nhìn tôi chằm chằm, cặp mắt đen ẩn dưới hàng lông mày rậm lộ vẻ .

Heathcliff, một đứa trẻ bị bỏ rơi sống vất vưởng trên đường phố Liverpool được chủ nhân của Đồi gió hú, ông Earnshaw,  nhặt về nuôi nấng và nhận làm con nuôi. Bản thân ông Earnshaw có hai người con ruột, trong đó người con gái út Catherine nhanh chóng trở thành bạn thân thiết của Heathcliff, còn người anh cả Hindley lại tỏ rõ thái độ thù địch với người mới đến. Ba năm sau, nghiễm nhiên trở thành ông chủ của tòa nhà, ông ta không bỏ lỡ cơ hội này để đối xử tàn bạo với Heathcliff, coi anh chỉ như một kẻ làm công trong nhà. Trong khi đó, Catherine lại bắt quen với gia đình nhà Linton ở trang trại Thrushcross gần đó, chính họ đã bước đầu làm dịu đi tính cách hoang dại vốn có của cô gái. Catherine đặc biệt thân thiết với con trai cả có vẻ có học thức và hòa nhã của nhà Linton là Edgar, người mà Heathcliff ngay lần gặp đầu tiên đã tỏ thái độ ác cảm.

Một năm sau đó, vợ của Hindley qua đời sau khi sinh hạ đứa con trai Hareton, khủng hoảng trước cái chết của Frances, Hindley bắt đầu nghiện rượu và bài bạc. Khoảng hai năm sau, Catherine đồng ý lời cầu hôn của Edgar và cô giúp việc Nelly biết rằng tin này sẽ là đòn trí mạng đối với Heathcliff, nhất là sau khi tình cờ nghe được lời giải thích của Catherine với Nelly rằng cô sẽ “mất danh giá” nếu cưới Heathcliff. Ngay khi nghe được điều này, Heathcliff bỏ đi mà không kịp nghe những tâm sự tiếp theo của Catherine về tình cảm tuyệt đối của cô dành cho anh.

Sau khi làm đám cưới với Edgar, Catherine ban đầu sống rất hạnh phúc cho đến khi Heathcliff quay trở lại với mục tiêu duy nhất là tiêu diệt tất cả những ai đã ngăn cản mình đến với người yêu.

'Doi gio hu': Moi tinh du doi va dau don hinh anh 2

Không cần phải nói quá nhiều về tác phẩm này, đây là một tiểu thuyết kinh điển của kinh điển về tình yêu, đến nỗi có thể người ta chưa từng đọc Đồi gió hú thì ít nhất cũng nghe qua cái tên của nó một lần trong đời. Là tác phẩm duy nhất của Emily Bronte và cũng là tác phẩm xuất sắc của chị em nhà Bronte, Emily vốn được đánh giá là một người dịu dàng, hiền lành đã viết ra một tình yêu sâu sắc, điên cuồng, mãnh liệt đến mức khiến người ta sợ hãi.

Hẳn ai cũng một lần trong đời muốn có một tình yêu như của Heathcliff và Catherine nhưng hẳn ai cũng sợ hãi thứ tình yêu như thế. Vì đã sáng tác cách đây 170 năm nên nhiều khía cạnh của Đồi gió hú không còn khiến người đọc trẻ ngày nay đồng cảm và thấu hiểu, nhưng đó vẫn luôn là tác phẩm huyền thoại nhất về tình yêu nước Anh khiến bao thế hệ say đắm. Tình yêu của Đồi gió hú không mơ mộng, không cao thượng, không cảm động mà điên cuồng và độc ác, đồng thời cũng đau đớn, vĩ đại lạ kì.

Nhà văn W.Somerset Maugham đã chọn tác phẩm này là một trong mười cuốn tiểu thuyết ông cho là hay nhất thế giới. Ông viết: “Đồi gió hú không phải là một cuốn sách để chúng ta đàm luận, nó là một cuốn sách để chúng ta đọc… Nó chứa đựng một thứ mà rất ít tiểu thuyết gia có thể cho chúng ta, ấy là năng lực. Tôi chưa thấy một cuốn tiểu thuyết nào mà nỗi buồn rầu thống khổ, niềm vui sướng điên cuồng, tính độc ác vô tình, sự ám ảnh của ái tình được diễn tả một cách kỳ diệu như trong Đồi gió hú”.

Vì vậy, đừng vội vàng bỏ dở cuốn sách hay quyết định ghét bỏ nó vì những nhân vật trong truyện thật… khó ưa. Đồi Gió Hú được sinh ra không phải để độc giả cảm thấy thư giãn, thích thú khi đọc nó, mà để khiến ta đắm chìm trong từng cơn giận dữ, phẫn uất và đau khổ. Qua những giai thoại cảm xúc không mấy dễ chịu nhưng cũng không thể chân thật hơn như vậy, ta mới có thể thật sự hòa mình vào thế giới quan của cuốn sách.

Rồi ta sẽ nhận ra những nhân vật đáng ghét ấy thật ra cũng đáng thương đến nhường nào. Nếu ta đủ tỉnh táo và nhìn thấu qua sự giận dữ, ức chế của chính mình, có thể ta sẽ thấy đồng cảm hơn với những con người tội nghiệp ấy. Và phải chăng, bằng cách đó, trong suốt hơn 170 năm qua,  Emily Bronte cũng đang thách thức biết bao thế hệ độc giả đã và đang cầm trên tay cuốn sách kinh điển mang tên “Đồi Gió Hú”?


Posted

in

by

Tags:

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *